SKĐS – Trong bối cảnh đại dịch COVID-19, một thách thức đặt ra đối với ngành Y tế nằm ở sự gián đoạn trong quản lý và điều trị cho các bệnh nhân có bệnh lý không lây nhiễm. Tại Việt Nam, theo thống kê cứ 100 trường hợp tử vong thì có tới 77 ca do các bệnh không lây nhiễm.
Trình độ khoa học y học Việt Nam sánh ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới
Dịch COVID-19, các bệnh truyền nhiễm mới nổi, tái nổi đang diễn biến nguy hiểm, phức tạp, đang ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe người dân Việt Nam, đặc biệt trong điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị và nhân lực còn hạn chế.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh khoa học và công nghệ là một trong hai lĩnh vực được xác định là quốc sách hàng đầu, động lực cho sự phát triển của đất nước. Khoa học góp phần quan trọng vào cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19 Ảnh; Nguyễn Nhiên
Thông tin này được Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn nhấn mạnh tại Hội nghị khoa học toàn quốc thường niên năm 2021, do Tổng hội Y học Việt Nam cùng Bộ Y tế tổ chức ngày 12/11, tại Hà Nội.
Hội nghị thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia đầu ngành Y tế nhằm cập nhật, chia sẻ những giải pháp chăm sóc y tế cho các bệnh không lây nhiễm, nâng cao nhận thức về nhu cầu ứng dụng những liệu pháp điều trị tiên tiến và nhấn mạnh vai trò quan trọng của ngành dược phẩm phát minh trong việc giải quyết và ứng phó với những thách thức y tế trong tương lai, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp tại Việt Nam và trên thế giới.
“Việt Nam có cơ hội thụ hưởng các giá trị kinh tế và xã hội quan trọng từ các đầu tư từ các tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới. Các đầu tư này càng quan trọng và cấp bách khi Việt Nam chuyển dần sang trạng thái bình thường mới”- Bà Katharina Geppert, chuyên gia quốc tế nói tại hội nghị.
Cũng theo Thứ trưởng, khoa học và công nghệ là một trong hai lĩnh vực được xác định là quốc sách hàng đầu, động lực cho sự phát triển của đất nước.
Trong lĩnh vực y tế, để phục vụ sự nghiệp chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân ngày càng tốt hơn, các thầy thuốc luôn là những người tiên phong tìm tòi nghiên cứu, tiếp thu tiến bộ khoa học thế giới, ứng dụng sáng tạo các liệu pháp điều trị tiên tiến vào hoạt động phòng và chữa bệnh.
Thứ trưởng Bộ Y tế cũng nhấn mạnh những năm qua, trí tuệ và công sức của các nhà khoa học đồng thời cũng là các thầy thuốc đã góp phần đưa trình độ khoa học y học Việt Nam sánh ngang tầm các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới. Minh chứng rõ nhất là nhiều bệnh viện nước ngoài đã gửi thầy thuốc sang Việt Nam học tập, trao đổi kinh nghiệm.
Trước tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, khó lường và có thể kéo dài, Bộ Y tế mong tiếp tục nhận được sự tham gia đồng hành của các nhà khoa học trong hệ thống nghiên cứu khoa học tiên tiến trong lĩnh vực sức khoẻ.
Song hành cuộc chiến phòng chống dịch COVID-19 và bệnh không lây nhiễm
Khoa học công nghệ góp phần quan trọng vào phòng chống dịch COVID-19 – Ảnh 2.
Điều trị bệnh nhân COVID-19
PGS.TS Nguyễn Thị Xuyên, Chủ tịch Tổng Hội Y học Việt Nam cho hay, sau gần 2 năm ứng phó với đại dịch COVID-19, Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong công tác phòng chống dịch.
Đến nay, dịch bệnh đã cơ bản được kiểm soát, số người mắc và số người tử vong do dịch bệnh những ngày qua liên tục giảm; các hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế-xã hội cuộc sống đang dần trở về trạng thái bình thường mới.
Tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo, đại dịch COVID-19 ngày càng phức tạp, khó lường khi có nhiều biến chủng mới xuất hiện.Dịch COVID-19: Tiếp tục đưa bác sĩ về huyện nghèo, vùng sâu, xa giúp y tế chất lượng cao gần dân hơn
Chiều 12/11: Gần 87% dân số trên 18 tuổi đã tiêm mũi 1 vaccine phòng COVID-19; Xử lý nghiêm các đơn vị không thực hiện kiểm tra mã QR
Hơn 1,2 triệu liều vaccine phòng COVID-19 đã được tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi
Mũi thứ 3 vaccine ngừa COVID-19 có hiệu lực kéo dài 9-10 tháng
Việc chia sẻ kinh nghiệm cũng như những sáng kiến trong việc phòng chống đại dịch COVID-19 nói riêng và các bệnh không lây nhiễm nói chung là một trong những hoạt động cần thiết hơn bao giờ hết.
Cũng trong bối cảnh đại dịch COVID-19, một thách thức đặt ra đối với ngành Y tế nằm ở sự gián đoạn trong quản lý và điều trị cho các bệnh nhân có bệnh lý không lây nhiễm. Tại Việt Nam, theo thống kê cứ 100 trường hợp tử vong thì có tới 77 ca do các bệnh không lây nhiễm.
Tỷ lệ tử vong do các bệnh không lây nhiễm vẫn có dấu hiệu gia tăng, đòi hỏi ngành Y tế cần đưa ra những biện pháp kịp thời để kiểm soát các bệnh không lây nhiễm trước tình hình dịch bệnh vẫn còn kéo dài.
Tại hội nghị có 13 báo cáo chính do các chuyên gia khoa học đầu ngành sẽ cung cấp thông tin khoa học bằng chứng một cách cập nhật, đầy đủ cập nhật kiến thức các y học, chia sẻ những kinh nghiệm thực tiễn từ hoạt động phòng chống dịch COVID-19 và phòng chống các bệnh không lây nhiễm.
Các báo cáo viên tại hội nghị là các chuyên gia đầu ngành có kinh nghiệm trong quản lý, uy tín trong chuyên môn, đều là các bác sỹ đã trực tiếp tham gia tư vấn, điều trị, cấp cứu người bệnh COVID-19 tại cộng đồng và tại các bệnh viện dã chiến.
Hội nghị khoa học toàn quốc thường niên năm 2021 có các chuyên đề về hô hấp, tim mạch, ung thư, đái tháo đường, tâm thần và bệnh hiếm.
Khoa học công nghệ góp phần quan trọng vào phòng chống dịch COVID-19 – Ảnh 4.
Các chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm nghiên cứu khoa học, điều tri… tại hội nghị Ảnh: Nhiên Nguyễn
Một số báo cáo nổi bật được trình bày tại hội nghị như: Đại dịch COVID-19 ở Việt Nam: Thách thức và giải pháp; Những kết quả bước đầu trong nghiên cứu và sản xuất vaccine phòng COVID-19 ở Việt Nam; Điều trị nhiễm khuẩn cho bệnh nhân COVID trong ICU – Thách thức và lựa chọn; Điều trị dự phòng đột quỵ trong bối cảnh đại dịch COVID-19; Chẩn đoán điều trị ung thư trong đại dịch COVID-19 và hướng tiếp cận giảm thiểu tác hại.