Đúng như những gì đã dự đoán mấy tháng trước, chuỗi cung ứng thuốc chữa bệnh đã thực sự bị đứt gãy, nhiều bệnh viện lâm vào tình trạng thiếu thuốc và vật tư y tế.
Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc điều trị cho bệnh nhân, nhất là bệnh nhân có BHYT và những bệnh cần điều trị bằng biệt dược. Nguyên nhân từ đâu và cần làm gì để tháo gỡ những rào cản, đảm bảo các bệnh viện không còn xảy ra tình trạng thiếu thuốc điều trị cho bệnh nhân?
Khả năng thiếu thuốc chữa bệnh, vật tư tiêu hao, thậm chí cả máy móc, thiết bị ảnh hưởng lớn đến hoạt động chuyên môn, thiệt thòi cho người bệnh đã được cảnh báo ngay từ đầu năm nay, khi nhu cầu khám chữa bệnh tăng đột biến sau thời gian gián đoạn vì giãn cách xã hội, tập trung chống dịch Covid-19.
Bệnh viện đầu ngành, bệnh nhân cũng vất vả chờ đợi
Chuyện được nhắc tới khi cuối tháng 4 vừa rồi, nhiều bệnh nhân ghép thận ở bệnh viện Chợ Rẫy – TP.HCM phải mua thuốc chống thải ghép (thuốc được BHYT chi trả) bên ngoài, vì bệnh viện không còn thuốc này, gây ảnh hưởng đến cuộc sống vốn đã rất khó khăn của người bệnh.
Khoa cấp cứu, bệnh viện Chợ Rẫy. Ảnh: PLO
Đến đầu tháng 6, việc thiếu thuốc, sinh phẩm hay vật tư, trang thiết bị y tế không còn là chuyện của riêng Chợ Rẫy, mà đang diễn ra tại nhiều bệnh viện ở Cần Thơ, Hậu Giang, Khánh Hòa, Phú Thọ, Bắc Giang… Ngay cả một bệnh viện đầu ngành như bệnh viện Mắt trung ương, bệnh nhân cũng phải đi tới đi lui vất vả chờ đợi nhiều ngày mới được thay thủy tinh thể!
Đó chỉ là một số trường hợp cụ thể về những hệ lụy do thiếu thuốc và vật tư y tế mà bệnh nhân đang phải gánh chịu, nhất là với bệnh nhân trong diện có BHYT. Không chỉ là nỗi lo của các bệnh viện, thực trạng này cũng làm nóng diễn đàn Quốc hội khi nhiều đại biểu bày tỏ lo lắng về những bất cập liên quan đến việc cung ứng thuốc chữa bệnh. Bởi quá trình này phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó, vấn đề đăng kí lưu hành thuốc và đấu thầu, mua sắm thuốc có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, phân phối thuốc trong toàn quốc.
Đấu thầu chậm trễ
Cách đây không lâu, Tuần Việt Nam đã có bài cảnh báo về “Nguy cơ gián đoạn nguồn cung thuốc”, nêu tình trạng một số lượng thuốc không nhỏ đã hết hạn lưu hành nhưng chưa được gia hạn kịp thời, gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu sản xuất trong nước, dễ dẫn đến nguy cơ thiếu thuốc chữa bệnh.
Tình trạng này ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc điều trị cho bệnh nhân, nhất là bệnh nhân có BHYT và những bệnh cần điều trị bằng biệt dược. Nguyên nhân từ đâu và cần làm gì để tháo gỡ những rào cản, đảm bảo các bệnh viện không còn xảy ra tình trạng thiếu thuốc điều trị cho bệnh nhân?
Khả năng thiếu thuốc chữa bệnh, vật tư tiêu hao, thậm chí cả máy móc, thiết bị ảnh hưởng lớn đến hoạt động chuyên môn, thiệt thòi cho người bệnh đã được cảnh báo ngay từ đầu năm nay, khi nhu cầu khám chữa bệnh tăng đột biến sau thời gian gián đoạn vì giãn cách xã hội, tập trung chống dịch Covid-19.
Bệnh viện đầu ngành, bệnh nhân cũng vất vả chờ đợi
Chuyện được nhắc tới khi cuối tháng 4 vừa rồi, nhiều bệnh nhân ghép thận ở bệnh viện Chợ Rẫy – TP.HCM phải mua thuốc chống thải ghép (thuốc được BHYT chi trả) bên ngoài, vì bệnh viện không còn thuốc này, gây ảnh hưởng đến cuộc sống vốn đã rất khó khăn của người bệnh.
Đến đầu tháng 6, việc thiếu thuốc, sinh phẩm hay vật tư, trang thiết bị y tế không còn là chuyện của riêng Chợ Rẫy, mà đang diễn ra tại nhiều bệnh viện ở Cần Thơ, Hậu Giang, Khánh Hòa, Phú Thọ, Bắc Giang… Ngay cả một bệnh viện đầu ngành như bệnh viện Mắt trung ương, bệnh nhân cũng phải đi tới đi lui vất vả chờ đợi nhiều ngày mới được thay thủy tinh thể!
Đó chỉ là một số trường hợp cụ thể về những hệ lụy do thiếu thuốc và vật tư y tế mà bệnh nhân đang phải gánh chịu, nhất là với bệnh nhân trong diện có BHYT. Không chỉ là nỗi lo của các bệnh viện, thực trạng này cũng làm nóng diễn đàn Quốc hội khi nhiều đại biểu bày tỏ lo lắng về những bất cập liên quan đến việc cung ứng thuốc chữa bệnh. Bởi quá trình này phụ thuộc rất nhiều yếu tố, trong đó, vấn đề đăng kí lưu hành thuốc và đấu thầu, mua sắm thuốc có tác động trực tiếp đến hoạt động sản xuất, phân phối thuốc trong toàn quốc.
Đấu thầu chậm trễ
Cách đây không lâu, Tuần Việt Nam đã có bài cảnh báo về “Nguy cơ gián đoạn nguồn cung thuốc”, nêu tình trạng một số lượng thuốc không nhỏ đã hết hạn lưu hành nhưng chưa được gia hạn kịp thời, gây khó khăn cho các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên liệu sản xuất trong nước, dễ dẫn đến nguy cơ thiếu thuốc chữa bệnh.
Giờ thì chuyện ấy đã trở thành hiện thực, mặc dù mới đây, ngày 2/6, Bộ Y tế đã gia cấp phép gia hạn cho khoảng 6.000 trong tổng số gần 10.000 giấy đăng ký lưu hành thuốc sắp hết hạn trong năm nay (gồm hơn 6.400 giấy đăng ký thuốc nội, gần 3.000 giấy đăng ký thuốc ngoại, 352 giấy đăng ký vắc xin và sinh phẩm hết hạn).
Trong đó, các hồ sơ hết hạn tính đến 30/6 được ưu tiên giải quyết trước, để đáp ứng nhu cầu sản xuất, phân phối với các loại thuốc điều trị bệnh liên quan đến đường hô hấp, dạ dày, kháng sinh amoxicilin, thuốc hạ sốt aspirin… Tuy nhiên, nhiều bệnh viện vẫn chưa lo việc cung ứng các loại thuốc này sẽ gián đoạn ít nhất trong 3 tháng tới.
Một nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến việc thiếu thuốc gần đây được các bệnh viện, Sở Y tế thừa nhận là do chậm trễ trong công tác đấu thầu. Các loại thuốc trong danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia và danh mục áp dụng hình thức đàm phán giá do Trung tâm mua sắm thuốc tập trung quốc gia thực hiện trong năm 2022 hiện vẫn chưa có kết quả. Việc đấu thầu đã phải gia hạn 7 lần, trong đó đàm phán giá đã gia hạn tới lần 2.
Phải thừa nhận rằng, những sai phạm xảy ra trong ngành y tế gần đây đã phần nào tác động lên tâm lý của lãnh đạo các bệnh viện, khiến họ không còn mặn mà với các gói thầu mua sắm thuốc và vật tư trang thiết bị y tế. Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc bệnh viện Đại học Y Hà Nội, “mua sắm thuốc và thiết bị là nỗi lo lớn nhất của các bệnh viện hiện nay”. GS.TS Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho rằng: “Cán bộ quản lý sợ nên không dám mua thuốc, vật tư nữa. Họ sợ vì đã nhận ra trong lĩnh vực này đang thiếu những hành lang pháp lý cần thiết, kín kẽ. Nếu tiếp tục làm, có thể xảy ra sai phạm, nên họ dừng lại”.
Bộ Y tế cần sớm ban hành thông tư mới
Muốn xóa đi “nỗi sợ” cho lãnh đạo các cơ sở khám chữa bệnh, giúp họ mạnh dạn hơn trong quyết định mua sắm để bệnh viện không còn thiếu thuốc mà không vướng vào sai phạm, theo các chuyên gia, điều trước hết là cần có một hành lang pháp lý thật tốt.
Nếu cứ lấy mục tiêu “giá rẻ” để chọn thầu thì không ai dám chắc rằng, sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng điều trị. Nên chăng hãy “mạnh dạn trao quyền tự chủ cho các bệnh viện. Để giữ gìn thương hiệu, họ sẽ chú trọng đến chất lượng điều trị nên biết thuốc nào tốt nhất, giá cả hợp lý nhất. Riêng những thuốc độc quyền để chữa các bệnh chuyên biệt thì cần sự điều phối trên bình diện quốc gia để tiết kiệm được chi phí”, như đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan – nguyên Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM chia sẻ.
Vì thế, nếu không có những điều chỉnh để hoàn thiện các quy định, quy trình đấu thầu mua sắm vật tư y tế, thuốc chữa bệnh vào các bệnh viện, tình trạng thiếu thuốc sẽ còn kéo dài ở hầu khắp các địa phương cả nước.
Trước mắt, Bộ Y tế phải sớm ban hành thông tư mới thay thế thông tư 32/2018 về đăng ký thuốc nhằm đổi mới và xử lý các điểm nghẽn giúp việc đẩy nhanh thời gian thực hiện các thủ tục đăng ký lưu hành và gia hạn hiệu lực cho gần 10.000 loại thuốc sẽ hết hiệu lực đăng ký vào cuối tháng 12 tới. Bởi việc này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp dược và việc đấu thầu thuốc của các bệnh viện.
Nếu sớm được ban hành trong tháng 6 này, thông tư sẽ góp phần thúc đẩy công tác triển khai mua sắm thuốc tại các cơ sở y tế, nhằm chủ động nguồn cung ứng thuốc điều trị bệnh. Với số lượng thuốc thực hiện gia hạn hiệu lực số đăng ký, các cấp có thẩm quyền cần đồng hành với Bộ Y tế trong việc tiếp tục duy trì danh mục thuốc được gia hạn đúng 12 tháng như tinh thần nghị quyết 12/2021 của Thường vụ Quốc hội.
Nhiều đại biểu Quốc hội và lãnh đạo các bệnh viện cho rằng, cần đẩy nhanh việc rà soát, cho ý kiến chi tiết, cụ thể, sớm hoàn thiện dự thảo luật Khám chữa bệnh trong kỳ họp này để thông qua ở kỳ họp tới.
Đồng thời, Bộ Y tế cần gấp rút hoàn thiện dự thảo sửa đổi luật Dược 2016 để trình Quốc hội bổ sung trong chương trình xây dựng luật theo trình tự rút gọn trong năm nay, nhằm tạo hành lang pháp lý đủ mạnh, đủ kín giúp hoạt động đấu thầu, cung ứng thuốc và các loại vật tư, trang thiết bị y tế diễn ra bình thường, không còn kẽ hở để vi phạm có thể xảy ra, đảm bảo các bệnh viện luôn đủ thuốc cho nhân dân.
Giờ thì chuyện ấy đã trở thành hiện thực, mặc dù mới đây, ngày 2/6, Bộ Y tế đã gia cấp phép gia hạn cho khoảng 6.000 trong tổng số gần 10.000 giấy đăng ký lưu hành thuốc sắp hết hạn trong năm nay (gồm hơn 6.400 giấy đăng ký thuốc nội, gần 3.000 giấy đăng ký thuốc ngoại, 352 giấy đăng ký vắc xin và sinh phẩm hết hạn).
Trong đó, các hồ sơ hết hạn tính đến 30/6 được ưu tiên giải quyết trước, để đáp ứng nhu cầu sản xuất, phân phối với các loại thuốc điều trị bệnh liên quan đến đường hô hấp, dạ dày, kháng sinh amoxicilin, thuốc hạ sốt aspirin… Tuy nhiên, nhiều bệnh viện vẫn chưa lo việc cung ứng các loại thuốc này sẽ gián đoạn ít nhất trong 3 tháng tới.
Một nguyên nhân quan trọng khác dẫn đến việc thiếu thuốc gần đây được các bệnh viện, Sở Y tế thừa nhận là do chậm trễ trong công tác đấu thầu. Các loại thuốc trong danh mục đấu thầu tập trung cấp quốc gia và danh mục áp dụng hình thức đàm phán giá do Trung tâm mua sắm thuốc tập trung quốc gia thực hiện trong năm 2022 hiện vẫn chưa có kết quả. Việc đấu thầu đã phải gia hạn 7 lần, trong đó đàm phán giá đã gia hạn tới lần 2.
Phải thừa nhận rằng, những sai phạm xảy ra trong ngành y tế gần đây đã phần nào tác động lên tâm lý của lãnh đạo các bệnh viện, khiến họ không còn mặn mà với các gói thầu mua sắm thuốc và vật tư trang thiết bị y tế. Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu, Giám đốc bệnh viện Đại học Y Hà Nội, “mua sắm thuốc và thiết bị là nỗi lo lớn nhất của các bệnh viện hiện nay”. GS.TS Nguyễn Anh Trí, nguyên Viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương cho rằng: “Cán bộ quản lý sợ nên không dám mua thuốc, vật tư nữa. Họ sợ vì đã nhận ra trong lĩnh vực này đang thiếu những hành lang pháp lý cần thiết, kín kẽ. Nếu tiếp tục làm, có thể xảy ra sai phạm, nên họ dừng lại”.
Bộ Y tế cần sớm ban hành thông tư mới
Muốn xóa đi “nỗi sợ” cho lãnh đạo các cơ sở khám chữa bệnh, giúp họ mạnh dạn hơn trong quyết định mua sắm để bệnh viện không còn thiếu thuốc mà không vướng vào sai phạm, theo các chuyên gia, điều trước hết là cần có một hành lang pháp lý thật tốt.
Nếu cứ lấy mục tiêu “giá rẻ” để chọn thầu thì không ai dám chắc rằng, sẽ không ảnh hưởng đến chất lượng điều trị. Nên chăng hãy “mạnh dạn trao quyền tự chủ cho các bệnh viện. Để giữ gìn thương hiệu, họ sẽ chú trọng đến chất lượng điều trị nên biết thuốc nào tốt nhất, giá cả hợp lý nhất. Riêng những thuốc độc quyền để chữa các bệnh chuyên biệt thì cần sự điều phối trên bình diện quốc gia để tiết kiệm được chi phí”, như đại biểu Quốc hội Phạm Khánh Phong Lan – nguyên Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM chia sẻ.
Vì thế, nếu không có những điều chỉnh để hoàn thiện các quy định, quy trình đấu thầu mua sắm vật tư y tế, thuốc chữa bệnh vào các bệnh viện, tình trạng thiếu thuốc sẽ còn kéo dài ở hầu khắp các địa phương cả nước.
Trước mắt, Bộ Y tế phải sớm ban hành thông tư mới thay thế thông tư 32/2018 về đăng ký thuốc nhằm đổi mới và xử lý các điểm nghẽn giúp việc đẩy nhanh thời gian thực hiện các thủ tục đăng ký lưu hành và gia hạn hiệu lực cho gần 10.000 loại thuốc sẽ hết hiệu lực đăng ký vào cuối tháng 12 tới. Bởi việc này ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp dược và việc đấu thầu thuốc của các bệnh viện.
Nếu sớm được ban hành trong tháng 6 này, thông tư sẽ góp phần thúc đẩy công tác triển khai mua sắm thuốc tại các cơ sở y tế, nhằm chủ động nguồn cung ứng thuốc điều trị bệnh. Với số lượng thuốc thực hiện gia hạn hiệu lực số đăng ký, các cấp có thẩm quyền cần đồng hành với Bộ Y tế trong việc tiếp tục duy trì danh mục thuốc được gia hạn đúng 12 tháng như tinh thần nghị quyết 12/2021 của Thường vụ Quốc hội.
Nhiều đại biểu Quốc hội và lãnh đạo các bệnh viện cho rằng, cần đẩy nhanh việc rà soát, cho ý kiến chi tiết, cụ thể, sớm hoàn thiện dự thảo luật Khám chữa bệnh trong kỳ họp này để thông qua ở kỳ họp tới.
Đồng thời, Bộ Y tế cần gấp rút hoàn thiện dự thảo sửa đổi luật Dược 2016 để trình Quốc hội bổ sung trong chương trình xây dựng luật theo trình tự rút gọn trong năm nay, nhằm tạo hành lang pháp lý đủ mạnh, đủ kín giúp hoạt động đấu thầu, cung ứng thuốc và các loại vật tư, trang thiết bị y tế diễn ra bình thường, không còn kẽ hở để vi phạm có thể xảy ra, đảm bảo các bệnh viện luôn đủ thuốc cho nhân dân.
Tác giả: Vân Thiêng
Nguồn: báo Vietnamnet